#mẹoviết 2: Checklist viết review sách
Một checklist giúp mình hệ thống hoá quy trình viết, và đảm bảo mình không quên đi công đoạn quan trọng nào - từ research đến chuốt bài.
Chào bạn, The Slow Reader đâyyy. Và #mẹoviết 2 cũng đến rồi đâyyy!
Lần này, mình muốn chia sẻ với mọi người về checklist viết review sách của mình.
Mình từng có hơn 5 năm viết review sách gửi báo (gọi là các bài PR, có dung lượng từ 1200 - 1400 từ).
Checklist sau đây được đúc kết trong quá trình đó. ⬇️ ⬇️ ⬇️
Đọc sách
Đọc thông tin truyền thông
Research về sách trên Goodreads, Amazon
Research thành tích, báo chí, người nổi tiếng nói gì về sách
🌿🌿🌿
Research các bài viết trên Zing/Tuổi Trẻ/Tuổi Trẻ Cuối tuần với cùng chủ đề
Research các sách cùng chủ đề của các đơn vị phát hành khác (trên nhiều platform - Tiki, website, báo chí, Facebook, TikTok…)
🌿🌿🌿
Đọc các dạng bài tương tự để có cảm giác về form bài
Vẽ outline ra giấy
Viết tự do trên giấy
Type lại trên lap, refine cấu trúc và từ ngữ
‘Tạm quên’ bài viết ít nhất 1 buổi, sau đó đọc lại, note lỗi & sửa lại & bấm gửi!
🌿🌿🌿
Có hai điều mình cần lưu ý ở đây.
Thứ nhất, không phải lúc nào mình cũng hoàn thành hết checklist này. Những lúc gấp quá thì mình cũng làm sơ sài một vài công đoạn.
Tuy nhiên, mình thích được hoàn thành hết các bước như trên. Mình thích tìm hiểu sâu sát.
Bởi vì: một là vì mình tò mò; hai, vì mình tin rằng sự chăm chỉ này không chỉ giúp mình viết tốt bài viết hiện tại, mà giúp mình viết tốt các bài viết khác sau đó.
Thứ hai, mình cực kỳ khuyến khích bạn lập 1 checklist cho mọi thứ bạn viết thường xuyên - không chỉ là bài review sách.
Chẳng hạn, gần đây mình chuyển qua tập viết blog bằng tiếng Anh, thì mình cũng đang dần xây một checklist cho quá trình này.
Một checklist giúp mình hệ thống hoá quy trình viết, và đảm bảo mình không quên đi công đoạn quan trọng nào - từ research đến chuốt bài.
Vì với kinh nghiệm viết nhiều năm, mình hiểu rằng không được chủ quan, mọi công đoạn đều cần thiết cho một bài viết tốt.
Ví dụ, nếu bỏ qua công đoạn vẽ outline, bài viết của mình rất có khả năng có một cấu trúc không vững chắc, không tối ưu.
Hay nếu mình bỏ qua công đoạn research sách của các nhà khác, mình sẽ mất đi hiểu biết khách quan về sách, về việc những người khác đang làm gì, dùng những thông điệp gì… để quảng bá sách của họ.
Bạn có thắc mắc về công đoạn nào checklist này không? Chẳng hạn như tại sao mình lại vẽ outline ra giấy chứ không phải trên máy tính?
Hay tại sao mình cần “tạm quên” bài viết ít nhất 1 buổi rồi mới quay lại sửa và gửi? ⬇️ ⬇️ ⬇️
#mẹoviết chia sẻ những kinh nghiệm viết lách mình tích luỹ được 7 năm cặm cụi viết đã qua. Đồng thời, mình cũng ghi lại những bài học mới trong quá trình chuyển dịch qua làm 1 English/International Freelance Writer.
🪴 The Slow Reader: Bỏ phố về quê, đọc sách, viết freelance
📚 Mình review sách vào Chủ nhật và share #mẹoviết vào thứ Năm ạ 🤗